Now at that time the Blessed One was sitting & exchanging courtesies & conversation with some very senior brahmans. It so happened that a brahman student named Kapadika was seated in the assembly: young, shaven-headed, sixteen years old, a master of the Three Vedas with their vocabularies, liturgy, phonology, & etymologies, and the histories as a fifth; skilled in philology & grammar, well-versed in cosmology & the marks of a great man. While the very senior brahmans were conversing with the Blessed One, he kept breaking in & interrupting their talk. So the Blessed One scolded him, "Venerable Bharadvaja, don't break in & interrupt while the very senior brahmans are conversing. Wait until they are finished talking."



Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi và nói lên với những Bà-la-môn trưởng thượng những lời thân hữu về vấn đề này, vấn đề khác. Khi ấy có thanh niên Bà-la-môn tên Kapathika, trẻ tuổi, đầu cạo trọc, mới có mười sáu tuổi, từ khi sanh, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế luận và Đại nhân tướng, thanh niên này đang ngồi giữa hội chúng ấy. Thanh niên này thỉnh thoảng cắt đứt cuộc đàm luận giữa Thế Tôn và các vị Bà-la-môn trưởng thượng. Rồi Thế Tôn khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kapathika:
– Hiền giả Bharadvaja, chớ có cắt ngang cuộc đàm luận của các Bà-la-môn trưởng thượng. Hiền giả Bharadvaja hãy chờ cho đến khi câu chuyện chấm dứt.

 

When this was said, the brahman Canki said to the Blessed One, "Master Gotama, don't scold the brahman student Kapadika. He is a clansman, learned, wise, with good delivery. He is capable of taking part in this discussion with Master Gotama."



Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Canki bạch Thế Tôn:
– Tôn giả Gotama, chớ có khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kapathika. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika là Thiện nam tử. Thanh niên Bà-la-môn Kapathipa là bậc đa văn. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika phát ngôn thiện xảo. Và thanh niên Bà-la-môn Kapathia là bậc có trí. Và thanh niên Bà-la-môn Kapathika có thể đàm luận với Tôn giả Gotama trong vấn đề này.

 

Then the thought occurred to the Blessed One, "Yes, this brahman student Kapadika must be accomplished in the texts of the Three Vedas, inasmuch as the brahmans honor him so."



Thế Tôn nghĩ như sau: "Thật sự thanh niên Bà-la-môn Kapathika này đã thông hiểu ba tập Veda, và các Bà-la-môn tôn trọng người này".

 

Then the thought occurred to Kapadika, "When Gotama the contemplative meets my gaze with his, I will ask him a question."



Và thanh niên Bà-la-môn Kapathika nghĩ như sau: "Khi nào Sa-môn Gotama lấy mắt nhìn con mắt ta, ta sẽ hỏi Sa-môn Gotama".

 

And so the Blessed One, encompassing Kapadika's awareness with his awareness, met his gaze. Kapadika thought, "Gotama the contemplative has turned to me. Suppose I ask him a question." So he said to the Blessed One, "Master Gotama, with regard to the ancient hymns of the brahmans — passed down through oral transmission & included in their canon — the brahmans have come to the definite conclusion that "Only this is true; anything else is worthless." What does Master Gotama have to say to this?"



Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết được tâm tư của thanh niên Bà-la-môn Kapathika liền lấy mắt nhìn thanh niên Bà-la-môn Kapathika. Thanh niên Bà-la-môn Kapathika suy nghĩ: "Sa-môn Gotama chăm chú nhìn ta, vậy ta hãy hỏi Sa-môn Gotama một câu hỏi". Rồi thanh niên Bà-la-môn Kapathika bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, câu chú thuật (mantapadam) của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các vị Bà-la-môn chắc chắn đi đến kết luận: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Ở đây, Tôn giả Gotama đã nói gì ?

 

"Tell me, Bharadvaja, is there among the brahmans even one brahman who says, 'This I know; this I see; only this is true; anything else is worthless?'"



– Nhưng này Bharadvaja, có một Bà-la-môn nào giữa các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm".

 

"No, Master Gotama."



– Thưa không, Tôn giả Gotama.

 

"And has there been among the brahmans even one teacher or teacher's teacher back through seven generations who said, 'This I know; this I see; only this is true; anything else is worthless?'"



– Nhưng này Bharadvaja, có một vị Tôn sư nào của các vị Bà-la-môn, cho đến vị Tôn sư của các vị Tôn sư trở lui cho đến bảy đời, các vị Đại Tôn sư đã nói như sau: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". ?

 

"No, Master Gotama."



– Thưa không, Tôn giả Gotama.

 

"And among the brahman seers of the past, the creators of the hymns, the composers of the hymns — those ancient hymns, sung, repeated, & collected, which brahmans at present still sing, still chant, repeating what was said, repeating what was spoken — i.e., Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa & Bhagu: was there even one of these who said, 'This we know; this we see; only this is true; anything else is worthless?'"



– Nhưng này Bharadvaja, thuở xưa những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm. Như là Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamatagggi, Angirasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy đã nói như sau: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". ?

 

"No, Master Gotama."



– Thưa không, Tôn giả Gotama.

 

"So then, Bharadvaja, it seems that there isn't among the brahmans even one brahman who says, 'This I know; this I see; only this is true; anything else is worthless.' And there hasn't been among the brahmans even one teacher or teacher's teacher back through seven generations who said, 'This I know; this I see; only this is true; anything else is worthless.' And there hasn't been among the brahman seers of the past, the creators of the hymns, the composers of the hymns, sung, repeated, & collected, which brahmans at present still sing, still chant, repeating what was said, repeating what was spoken — i.e., Atthaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa & Bhagu: was there even one of these who said, 'This we know; this we see; only this is true; anything else is worthless.' Suppose there were a row of blind men, each holding on to the one in front of him: the first one doesn't see, the middle one doesn't see, the last one doesn't see. In the same way, the statement of the brahmans turns out to be a row of blind men, as it were: the first one doesn't see, the middle one doesn't see, the last one doesn't see. So what do you think, Bharadvaja: this being the case, doesn't the conviction of the brahmans turn out to be groundless?"



– Như vậy này Bharadvaja, không có một Bà-la-môn nào nói như vậy với một Bà-la-môn: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Không có một vị Tôn sư nào của các vị Bà-la-môn, một vị Đại Tôn sư, cho đến bảy đời, vị Đại Tôn sư đã nói như sau: "Tôi biết việc này, tôi thấy việc này. Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú và nay, những Bà-la-môn hiện tại cũng đã hát lên, nói lên giống như các vị trước đã làm. Như là Attaka, Vamaka, Vamadeva, Vessamitta, Yamataggi, Angirasa, Bharadvaja, Vasettha, Kassapa, Bhagu, những vị ấy không có nói như sau: "Chúng tôi biết việc này, chúng tôi thấy việc này. Chỉ có đây là sự thật, ngoài ta đều là sai lầm". Ví như này, Bharadvaja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Bharadvaja. Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. Này Bharadvaja, Ông nghĩ thế nào ? Sự kiện là như vậy, có phải lòng tin của các vị Bà-la-môn trở thành không có căn cứ ?

 

"It's not only out of conviction, Master Gotama, that the brahmans honor this. They also honor it as unbroken tradition."



– Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn không phải chỉ dựa trên lòng tin, các Bà-la-môn ở đây còn dựa trên điều nghe (tùy văn: anussava).

 

"Bharadvaja, first you went by conviction. Now you speak of unbroken tradition. There are five things that can turn out in two ways in the here-&-now. Which five? Conviction, liking, unbroken tradition, reasoning by analogy, & an agreement through pondering views. These are the five things that can turn out in two ways in the here-&-now. Now some things are firmly held in conviction and yet vain, empty, & false. Some things are not firmly held in conviction, and yet they are genuine, factual, & unmistaken. Some things are well-liked... truly an unbroken tradition... well-reasoned... Some things are well-pondered and yet vain, empty, & false. Some things are not well-pondered, and yet they are genuine, factual, & unmistaken. In these cases it isn't proper for a knowledgeable person who safeguards the truth to come to a definite conclusion, 'Only this is true; anything else is worthless."



– Trước hết, này Bharadvaja, Ông đi đến lòng tin, nay Ông nói đến tùy văn. Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận quan điểm. Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Tuy vậy, này Bharadvaja, có điều được khéo tin tưởng, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là thật, chân, không thay đổi. Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo tùy hỷ... (như trên)... được khéo tùy văn... (như trên)... được khéo cân nhắc suy tư... (như trên)... được khéo chấp nhận có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo chấp nhận có thể là thật, chân, không thay đổi. Hộ trì chân lý, này Bharadvaja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"

 

"But to what extent, Master Gotama, is there the safeguarding of the truth? To what extent does one safeguard the truth? We ask Master Gotama about the safeguarding of the truth."



– Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lý ? Cho đến mức độ nào, chân lý được hộ trì ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý.

 

"If a person has conviction, his statement, 'This is my conviction,' safeguards the truth. But he doesn't yet come to the definite conclusion that 'Only this is true; anything else is worthless.' To this extent, Bharadvaja, there is the safeguarding of the truth. To this extent one safeguards the truth. I describe this as the safeguarding of the truth. But it is not yet an awakening to the truth.



Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "Đây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý.

 

-"If a person likes something, ...
-If a person holds an unbroken tradition, ...
-If a person has something reasoned through analogy, ...

-If a person has something he agrees to, having pondered views, his statement, 'This is what I agree to, having pondered views,' safeguards the truth. But he doesn't yet come to the definite conclusion that 'Only this is true; anything else is worthless.' To this extent, Bharadvaja, there is the safeguarding of the truth. To this extent one safeguards the truth. I describe this as the safeguarding of the truth. But it is not yet an awakening to the truth.



-Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy hỷ,
-Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy văn;
-Này Bharadvaja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do;
-Này Bharadvaja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Đây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, chúng tôi chủ trương hộ trì và cho đến như vậy, này Bharadvaja, chúng tôi chủ trường hộ trì chân lý. Nhưng ở đây chưa phải sự giác ngộ chân lý.

 

"Yes, Master Gotama, to this extent there is the safeguarding of the truth. To this extent one safeguards the truth. We regard this as the safeguarding of the truth. But to what extent is there an awakening to the truth? To what extent does one awaken to the truth? We ask Master Gotama about awakening to the truth."



– Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama là hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chân lý được hộ trì. Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama chúng con nhìn thấy thộ trì chân lý. Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lý? Cho đến mức độ nào chân lý được giác ngộ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lý?

 

"There is the case, Bharadvaja, where a monk lives in dependence on a certain village or town. Then a householder or householder's son goes to him and observes him with regard to three mental qualities — qualities based on greed, qualities based on aversion, qualities based on delusion: 'Are there in this venerable one any such qualities based on greed that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?' As he observes him, he comes to know, 'There are in this venerable one no such qualities based on greed that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?'. His bodily behavior & verbal behavior are those of one not greedy. And the Dhamma he teaches is deep, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. This Dhamma can't easily be taught by a person who's greedy.



– Ở đây, này Bharadvaja, Tỷ-kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con trai một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp, si pháp. Người này nghĩ rằng: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có tham ái hay không, do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy," hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Vị Tôn giả ấy không có những tham pháp, do những tham pháp này tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy"; hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng tham. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận; pháp ấy không thể do một người có lòng tham khéo giảng".

 

When, on observing that the monk is purified with regard to qualities based on greed, he next observes him with regard to qualities based on aversion: 'Are there in this venerable one any such qualities based on aversion that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?' As he observes him, he comes to know, 'There are in this venerable one no such qualities based on aversion... His bodily behavior & verbal behavior are those of one not aversive. And the Dhamma he teaches is deep, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. This Dhamma can't easily be taught by a person who's aversive.



Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch không có những tham pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các sân pháp: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có sân pháp hay không, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những sân pháp, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động, khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng sân. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng sân khéo giảng".

 

When, on observing that the monk is purified with regard to qualities based on aversion, he next observes him with regard to qualities based on delusion: 'Are there in this venerable one any such qualities based on delusion that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?' As he observes him, he comes to know, 'There are in this venerable one no such qualities based on delusion... His bodily behavior & verbal behavior are those of one not deluded. And the Dhamma he teaches is deep, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. This Dhamma can't easily be taught by a person who's deluded.



Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những sân pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các si pháp: "Không hiểu tôn giả ấy có si pháp hay không, do những si pháp này, tâm của vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những si pháp, do những si pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy, vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng si. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng si khéo giảng".

 

When, on observing that the monk is purified with regard to qualities based on delusion, he places conviction in him. With the arising of conviction, he visits him & grows close to him. Growing close to him, he lends ear. Lending ear, he hears the Dhamma. Hearing the Dhamma, he remembers it. Remembering it, he penetrates the meaning of those dhammas. Penetrating the meaning, he comes to an agreement through pondering those dhammas. There being an agreement through pondering those dhammas, desire arises. With the arising of desire, he becomes willing. Willing, he contemplates (lit: "weighs," "compares"). Contemplating, he makes an exertion. Exerting himself, he both realizes the ultimate meaning of the truth with his body and sees by penetrating it with discernment.



Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những si pháp, người này sanh lòng tin đối với vị ấy. Với lòng tin sanh, người này đến gần, khi đến gần liền thân cận giao thiệp, do thân cận giao thiệp, nên lóng tai, lóng tai, người ấy nghe pháp, sau khi nghe, liền thọ trì pháp, rồi tìm hiểu ý nghĩa các pháp được thọ trì; trong khi tìm hiểu ý nghĩa, các pháp được hoan hỷ chấp nhận; khi các pháp được hoan hỷ chấp nhận, ước muốn sanh, khi ước muốn sanh, liền cố gắng, sau khi cố gắng liền cân nhắc, sau khi cân nhắc, người ấy tinh cần. Trong khi tinh cần, người ấy tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ, người ấy thấy.

 

"To this extent, Bharadvaja, there is an awakening to the truth. To this extent one awakens to the truth. I describe this as an awakening to the truth. But it is not yet the final attainment of the truth.



Cho đến mức độ này, này Bharadvaja là sự giác ngộ chân lý, cho đến mức độ này, chân lý được giác ngộ, và cho đến mức độ này, chúng tôi chủ trương sự giác ngộ chân lý, nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý.

 

"Yes, Master Gotama, to this extent there is an awakening to the truth. To this extent one awakens to the truth. We regard this as an awakening to the truth. But to what extent is there the final attainment of the truth? To what extent does one finally attain the truth? We ask Master Gotama about the final attainment of the truth."



– Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là giác ngộ chân lý, cho đến như vậy, chân lý được giác ngộ, và cho đến như vậy chúng con thấy giác ngộ chân lý. Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là chứng đạt được chân lý, cho đến mức độ nào chân lý được chứng đạt. Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về sự chúng đạt chân lý.

 

"The cultivation, development, & pursuit of those very same qualities: to this extent, Bharadvaja, there is the final attainment of the truth. To this extent one finally attains the truth. I describe this as the final attainment of the truth."



– Này Bharadvaja, chính nhờ luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy, chân lý được chứng đạt, cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương sự chứng đạt chân lý.

 

"Yes, Master Gotama, to this extent there is the final attainment of the truth. To this extent one finally attains the truth. We regard this as the final attainment of the truth. But what quality is most helpful for the final attainment of the truth? We ask Master Gotama about the quality most helpful for the final attainment of the truth."



– Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy chân lý được chứng đạt, và cho đến như vậy, chúng con thấy chứng đạt chân lý. Nhưng trong sự chứng đạt chân lý, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự chứng đạt chân lý, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Exertion is most helpful for the final attainment of the truth, Bharadvaja. If one didn't make an exertion, one wouldn't finally attain the truth. Because one makes an exertion, one finally attains the truth. Therefore, exertion is most helpful for the final attainment of the truth."



Trong sự chứng đạt chân lý, này Bharadvaja tinh cần được hành trì nhiều. Nếu không tinh cần (theo đuổi) chân lý thì không thể chứng đạt chân lý. Nhưng nếu tinh cần thì chứng đạt được chân lý. Do vậy, trong sự chứng đạt chân lý, tinh cần được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for exertion? We ask Master Gotama about the quality most helpful for exertion."



– Trong sự tinh cần, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự tinh cần, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Contemplating is most helpful for exertion, Bharadvaja. If one didn't contemplate, one wouldn't make an exertion. Because one contemplates, one makes an exertion. Therefore, contemplating is most helpful for exertion."



– Trong sự tinh cần, này Bharadvaja, sự cân nhắc được hành trì nhiều. Nếu không cân nhắc thì không thể tinh cần (theo đuổi) chân lý. Nếu có cân nhắc sẽ được tinh cần; do vậy, trong sự tinh cần, cân nhắc được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for contemplating?..."



– Trong sự cân nhắc, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự cân nhắc, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Being willing... If one weren't willing, one wouldn't contemplate..."



– Trong sự cân nhắc, này Bharadvaja, cố gắng được hành trì nhiều. Nếu không cố gắng thì không thể cân nhắc. Nhưng nếu có cố gắng thì có cân nhắc; do vậy trong sự cân nhắc, thì cố gắng được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for being willing?..."



– Trong sự cố gắng, Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự cố gắng, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Desire... If desire didn't arise, one wouldn't be willing..."



– Trong sự cố gắng này Bharadvaja, ước muốn được hành trình nhiều. Nếu ước muốn đối với chân lý ấy không khởi lên thì không có cố gắng. Vì ước muốn có khởi lên nên có cố gắng, do vậy, trong sự cố gắng, ước muốn được hành trì nhiều

 

"But what quality is most helpful for desire?..."



– Trong ước muốn, thưa Tôn giả Gotama pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con muốn hỏi Tôn giả Gotama, trong ước muốn, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Coming to an agreement through pondering dhammas... If one didn't come to an agreement through pondering dhammas, desire wouldn't arise..."



– Trong ước muốn, này Bharadvaja, hoan hỷ chấp nhận pháp được hành trì nhiều. Nếu không hoan hỷ chấp nhận pháp thì ước muốn không khởi lên. Vì có hoan hỷ chấp nhận pháp nên ước muốn khởi lên; do vậy, trong ước muốn, hoan hỷ chấp nhận pháp được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for coming to an agreement through pondering dhammas?..."



– Nhưng trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Penetrating the meaning... If one didn't penetrate the meaning, one wouldn't come to an agreement through pondering dhammas..."



– Trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, này Bharadvaja, tìm hiểu ý nghĩa được hành trì nhiều. Nếu không tìm hiểu ý nghĩa thì không hoan hỷ chấp nhận pháp. Và vì có tìm hiểu ý nghĩa nên có sự chấp nhận pháp; do vậy, trong sự hoan hỷ chấp nhận pháp, tìm hiểu ý nghĩa được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for penetrating the meaning?..."



Nhưng trong sự tìm hiểu ý nghĩa, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự tìm hiểu ý nghĩa, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Remembering the Dhamma... If one didn't remember the Dhamma, one wouldn't penetrate the meaning..."



– Trong sự tìm hiểu ý nghĩa, này Bharadvaja, thọ trì pháp được hành trì nhiều. Nếu không có thọ trì pháp thì không tìm hiểu ý nghĩa. Và vì có thọ trì pháp, nên có tìm hiểu ý nghĩa; do vậy, trong sự tìm hiểu ý nghĩa, thọ trì pháp được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for remembering the Dhamma?... "



– Trong sự thọ trì pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Trong sự thọ trì pháp, chúng con hỏi Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Hearing the Dhamma... If one didn't hear the Dhamma, one wouldn't remember the Dhamma..."



– Trong sự thọ trì pháp, này Bharadvaja, nghe pháp được hành trì nhiều. Nếu không nghe pháp thì không có thọ trì pháp. Và do có nghe pháp nên có thọ trì pháp; do vậy, trong sự thọ trì pháp, nghe pháp được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for hearing the Dhamma?... "



– Trong sự nghe pháp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự nghe pháp, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Lending ear... If one didn't lend ear, one wouldn't hear the Dhamma..."



– Trong sự nghe pháp, này Bharadvaja, lóng tai được hành trì nhiều. Nếu không có lóng tai thì không có nghe pháp. Và vì có lóng tai nên có nghe pháp; do vậy, trong sự nghe pháp, lóng tai được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for lending ear?... "



– Trong sự lóng tai, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự lóng tai, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Growing close... If one didn't grow close, one wouldn't lend ear..."



– Trong sự lóng tai, này Bharadvaja, thân cận giao thiệp được hành trì nhiều. Nếu không có thân cận giao thiệp thì không có lóng tai. Vì có thân cận giao thiệp nên có lóng tai; do vậy, trong sự lóng tai, thân cận giao thiệp được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for growing close?... "



– Trong sự thân cận giao thiệp, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự thân cận giao thiệp, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Visiting... If one didn't visit, one wouldn't grow close..."



– Trong sự thân cận giao thiệp, này Bharadvaja, đi đến gần được hành trì nhiều. Nếu không đi đến gần thì không có thân cận giao thiệp. Và vì có đi đến gần nên có thân cận giao thiệp; do vậy, trong sự thân cận giao thiệp, đi đến gần được hành trì nhiều.

 

"But what quality is most helpful for visiting? We ask Master Gotama about the quality most helpful for visiting."



– Trong sự đi đến gần, thưa Tôn giả Gotama, pháp nào được hành trì nhiều ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama, trong sự đi đến gần, pháp nào được hành trì nhiều.

 

"Conviction is most helpful for visiting, Bharadvaja. If conviction [in a person] didn't arise, one wouldn't visit [that person]. Because conviction arises, one visits. Therefore, conviction is most helpful for visiting."



– Trong sự đi đến gần, này Bharadvaja, lòng tin được hành trì nhiều. Nếu lòng tin không sanh thì không đi đến gần. Và vì lòng tin không sanh nên có đi đến gần; do vậy, trong sự đi đến gần, lòng tin được hành trì nhiều.

 

"We have asked Master Gotama about safeguarding the truth, and Master Gotama has answered about safeguarding the truth. We like that & agree with that,1 and so we are gratified. We have asked Master Gotama about awakening to the truth, and Master Gotama has answered about awakening to the truth. We like that & agree with that, and so we are gratified. We have asked Master Gotama about finally attaining the truth, and Master Gotama has answered about finally attaining the truth. We like that & agree with that, and so we are gratified. We have asked Master Gotama about the quality most helpful for finally attaining the truth, and Master Gotama has answered about the quality most helpful for finally attaining the truth. We like that & agree with that, and so we are gratified. Whatever we have asked Master Gotama, Master Gotama has answered it. We like that & agree with that, and so we are gratified.



– Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về hộ trì chân lý. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận, và do vậy, chúng con hoan hỷ. Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về giác ngộ chân lý. Chúng con đã tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ. Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về chứng đạt chân lý. Tôn giả Gotama đã trả lời về chứng đạt chân lý. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ. Trong sự chứng đạt chân lý, chúng con hỏi Tôn giả Gotama về pháp nào được hành trì nhiều. Trong sự chứng đạt chân lý, Tôn giả Gotama đã trả lời pháp nào được hành trì nhiều. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ. Chúng con đã hỏi Tôn giả Gotama về bất cứ điều gì, Tôn giả Gotama đã trả lời các điều ấy. Chúng con tùy hỷ và chấp nhận; do vậy, chúng con hoan hỷ.

 

"We used to think, 'Who are these bald-headed "contemplatives," these menial, dark offspring of [Brahma] the Kinsman's feet?2 Who are they to know the Dhamma?' But now Master Gotama has inspired within us a contemplative-love for contemplatives, a contemplative-confidence in contemplatives, a contemplative-respect for contemplatives. Magnificent, Master Gotama! Magnificent! Just as if he were to place upright what was overturned, to reveal what was hidden, to point out the way to one who was lost, or to carry a lamp into the dark so that those with eyes could see forms, in the same way has Master Gotama — through many lines of reasoning — made the Dhamma clear. I go to Master Gotama for refuge, to the Dhamma, & to the community of monks. May Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge from this day forward, for life."



Thưa Tôn giả Gotama, xưa kia chúng con biết (sự phân biệt) như sau: "Và ai là những Sa-môn trọc đầu, tiện nô, hắc nô, sanh từ gót chân của Phạm thiên (?) và ai là những người hiểu biết Chánh Pháp". Thật sự Tôn giả Gotama đã làm sống dậy nơi con lòng ái kính Sa-môn đối với các Sa-môn, lòng tin kính Sa-môn đối với các Sa-môn. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Bạch Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng !

 

1. Notice that Kapadika is careful to safeguard the truth in the way he expresses his approval for the Buddha's teachings.

2. The brahmans regarded Brahma as their original ancestor, and so called him their "Kinsman." The commentary notes that they regarded themselves as born from his mouth, while other castes were born from lower parts of his body, down to contemplatives (samana), who they said were born from his feet.

See also: AN 3.66; AN 9.1.

1. Điều lưu ý, Kapadika cẩn thận bảo vệ sự thật theo cách anh ấy bày tỏ sự tán thành đối với những lời dạy của Đức Phật..

2.Những người Bà la môn coi Phạm Thiên là tổ tiên ban đầu của họ, và vì vậy họ gọi ông là "Kinsman". Trong chú giải lưu ý rằng họ coi mình như được sinh ra từ miệng Phạm Thiên, trong khi các phôi khác được sinh ra từ các bộ phận thấp hơn của cơ thể ông, cho đến những người tu hành (sa môn), những người mà họ nói được sinh ra từ chân Phạm Thiên.

See also: AN 3.66; AN 9.1.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

| | trở về đầu trang | Home page |